Người lạ (tiếp theo 9)

4c4f56c04db3a31358d256248f231ff40562d31d.png

Camus (giữa) và bạn thân Michel Gallimard không lâu trước khi chuyến tai nạn giao thông định mệnh đã cướp đi sinh mệnh của hai người. Ảnh rút từ một tờ tạp chí của Pháp. Nguồn ảnh: Internet.

NGƯỜI LẠ

Albert Camus

Dựa theo bản dịch tiếng Anh từ tiếng Pháp của Stuart Gilbert

N.H.T chuyển ngữ

Phần 1

II

TỈNH GIẤC tôi đã hiểu tại sao ông chủ của tôi trông hơi phiền lòng lúc tôi hỏi nghỉ hai ngày làm việc; hôm nay là ngày thứ Bảy. Tôi đã không nghĩ tới đến điều này khi đó; chỉ đến khi tôi rời khỏi giường tôi mới nhớ ra. Hiển nhiên ông ta đã coi như tôi đã có hẳn bốn ngày nghỉ phép liền, chẳng có ai hi vọng ông ta thích vậy cả. Song, có một điều, đó đã chẳng phải lỗi của tôi nếu Mẹ không được chôn vào ngày hôm qua mà không phải hôm nay; và rồi, lần nữa, tôi có ngày thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ ngơi của mình trong bất cứ tình huống nào. Nhưng điều này tự nhiên đã không cản trở tôi nhìn từ phía quan điểm của ông chủ.

Tỉnh hẳn là một sự cố gắng, bởi tôi thực sự kiệt sức trải qua ngày trước đó. Trong khi cạo râu, tôi băn khoăn mình đã trải qua buổi sáng thế nào, và đã quyết định đi bơi chắc sẽ tốt cho tôi. Bởi vậy tôi bắt xe đò đi xuống bến cảng.

Hoàn toàn giống như xưa; rất nhiều người trẻ đang bơi trong bể bơi, trong số họ có Marie Cardona, nàng từng là một nhân viên đánh máy tại văn phòng. Tôi rất mê nàng trong thời gian đó, và tôi muốn nàng cũng thích tôi. Nhưng cô làm với chúng tôi quá ngắn đến mức chẳng có chuyện gì cả.

Lúc tôi đang giúp nàng leo lên một chiếc thuyền phao, tôi để tay mình mơn trớn  trên ngực nàng. Nàng nằm ngửa trên phao, trong khi tôi khỏa nước. Sau một lúc nàng quay lại và nhìn tôi. Tóc nàng phủ trên mắt nàng và nàng đang cười lớn. Tôi lập bập trèo lên thuyền, bên cạnh nàng. Không khí đôi chút ấm áp, và, nửa đùa, tôi gối đầu mình lên đùi nàng. Nàng dường như không động tĩnh gì, tôi cứ để đầu nguyên vậy. Tôi để cả bầu trời ngập trong mắt mình, tất cả xanh ngắt và vàng, rồi tôi có thể cảm nhận được bụng của Marie phập phồng mềm mại dưới đầu tôi. Chúng tôi phải trải qua nửa giờ đồng hồ tốt đẹp trên thuyền phao, cả hai chúng tôi đều gần như ngủ gật. Khi mặt trời quá nóng nàng đã ngâm mình xuống nước và tôi cũng làm vậy. Tôi bắt kịp nàng, vòng tay mình qua eo nàng, và chúng tôi bơi sát cạnh nhau. Nàng vẫn cười rất to.

Lúc chúng tôi bao khô người trên bờ bể bơi nàng bảo: “Em nâu hơn anh”. Tôi ướm nàng nếu có thể đi xem phim cùng tôi tối đó. Nàng cười to lần nữa và đáp, “được”, nếu dẫn nàng đi xem hài kịch mọi người đang bàn luận, thì đó chỉ có thể là Fernandel.

Kì đầu

Kì 2

Kì 3

Kì 4

Kì 5

Kì 6

Kì 7

Kì 8

Khi chúng tôi thay đồ, nàng chằm chằm nhìn vào chiếc cà-vạt đen của tôi và hỏi có phải tôi đang để tang. Tôi giải thích mẹ tôi vừa mất. “Khi nào?”, nàng hỏi, và tôi trả lời, “hôm qua”. Nàng không phản ứng gì, mặc dù tôi nghĩ nàng có rùng mình nhẹ. Tôi vừa định giải thích với nàng đó không phải lỗi của tôi, nhưng tôi tự xem lại bản thân, tôi nhớ mình đã nói điều tương tự với ông chủ, và nhận ra điều ấy hơi ngốc nghếch. Song, ngốc nghếch hay không, chả ai có cảm nhận tẹo tội lỗi nào, tôi đồ vậy.

Dầu sao, đến tôi Marie đã quên tiệt mọi thứ. Bộ phim nhiều đoạn vui nhộn, nhưng cũng có chỗ ngớ ngẩn kinh. Nàng quặp chân nàng vào chân tôi trong khi chúng tôi đang trong phòng chiếu, và tôi mê mải với bộ ngực nàng. Cho đến hết bộ phim tôi đã hôn nàng, nhưng hơi bập chập. Sau đó nàng cùng về nhà tôi.

Lúc tôi tỉnh giấc, Marie đã đi rồi. Nàng bảo với tôi cô nàng muốn nhìn thấy nàng đầu tiên vào buổi sáng. Tôi nhớ đó là ngày Chủ nhật, và tôi được nghỉ; tôi chưa bao giờ quan tâm tới những ngày Chủ nhật. Tôi quay đầu và lười biếng hít hà hương muối biển mà đầu Marie vẫn để lại trên gối. Tôi ngủ đến mười giờ. Sau đó tôi vẫn nằm trên giường tới tận trưa, hút thuốc lá. Tôi quyết định không tới ăn trưa ở quán của Céleste như thường lệ; họ chắc chắn truy vấn tôi bằng những câu hỏi, và tôi ghét bị đặt câu hỏi. Vì thế tôi rán trứng và ăn ngay trên chảo. Tôi ăn không chả cần bánh mì vì đâu còn tẹo nào, và tôi không muốn phiền xuống nhà mua bánh.

Sau bữa trưa tôi thấy mình thả lỏng và gầm lên trong căn hộ bé nhỏ của mình. Nó phù hợp đủ cho chúng tôi lúc Mẹ còn ở đây, nhưng giờ đây chỉ còn có mình tôi, nó quá rộng và tôi đã chuyển bàn ăn vào phòng ngủ của mình. Hiện tại chỉ duy nhất phòng đó tôi sử dụng; nó có tất cả đồ đạc tôi cần: Một khung giường bằng đồng thau, một bàn trang điểm, vài chiếc ghế mây có người ngồi in nhiều hay ít dấu vết, một cái tủ quần áo có gương đã mờ. Phần còn lại của căn hộ chưa từng được sử dụng, bởi vậy tôi đã không bận tâm để chăm sóc chúng.

Lát sau, muốn điều gì đó hay ho hơn, tôi nhặt một tờ báo cũ nằm trên sàn nhà và đọc nó. Có một quảng cáo của Kruschen Salts và tôi cắt nó ra dán vào một cuốn album nơi tôi giữ mọi thứ khiến tôi vui thích từ các tờ báo. Sau đó tôi rửa tay và, nhưng một công đoạn cuối, tôi bước ra ban công.

Phòng ngủ của tôi nhìn ra con phố chính của quận chúng tôi. Mặc dù nó là một buổi chiều đẹp giời, đá lề đường màu đen và láng bóng. Một vài người dường như đang vội vã một cách lạ kì. Đầu tiên đến là một gia đình, thả bộ chiều-Chủ nhật; hai cậu bé con mặc đồ thủy thủ, quần soóc ngắn hơn đầu gối, nhìn họ không thoải mái lắm trong những ngày Chủ nhật tốt đẹp nhất của họ; tiếp đến là một bé gái thắt nơ hồng to và đôi giày giả da màu đen. Đằng sau họ là bà mẹ của chúng, một phụ nữ béo quá khổ diện váy tơ nâu, và cha chúng, một người đàn ông bé nhỏ nhanh nhẹn, nhìn từ xa tôi đã rõ. Anh ta đội một chiếc mũ rơm, một chiếc gậy chống, và cà-vạt bướm. Nhìn anh ta bên cạnh vợ, tôi hiểu tại sao mọi người nói anh ta đến từ một gia đình tốt và cuộc hôn nhân do anh ta cầm chịch.

Tiếp nữa là một nhóm những người bạn trẻ, “máu” địa phương, tóc bôi dầu bóng, cà-vạt đỏ, áo khoác cắt vừa khít hông, túi tết, và những đôi giàu mũi bằng. Tôi đoán họ đang đi đến một trong những nhà hát lớn ở trung tâm thị trấn. Đó giải thích họ bắt đầu ra ngoài rất sớm và đang vội vã ở bến xe đò, cười to và nói chuyện với âm lượng lớn nhất của họ.

Sau khi họ đi qua, phố xá từ từ trống rỗng. Lúc này tất cả các buổi chiếu chiều đã phải bắt đầu. Chỉ một vài người bán hàng và lũ mèo là trên phố thôi. Trên đỉnh những cây tiêu huyền vạch biên giới đường và bầu trời không mây, nhưng ánh đèn đã lên dịu nhẹ. Người bán thuốc lá lẻ bên hè phố mang một chiếc ghế đặt ngay lề đường ngay trước cửa nhà anh ta và ngồi án ngữ, vắt tay ra phía sau. Những chuyến xe đò vài phút trước đông đặc giờ gần như rỗng không. Trong quán cà phê nhỏ bé, Chez Pierrot, sát ngay quán bán lẻ thuốc lá, bồi bàn đang quét rác trong quán ăn không có người. Một buổi chiều chủ nhật điển hình…

Tôi quay tròn ghế tự và ngồi xuống giống như người bán thuốc, dường như cách đó khiến cảm thấy thoải mái hơn. Sau khi hút liền hai điếu tôi trở lại phòng, lấy một thỏi sô-cô-la, và trở lại cửa sổ để ăn. Ngay sau đấy, bầu trời đầy mây, và tôi nghĩ cơn bão mùa hè đang tới. Tuy nhiên, đám mây từ từ di chuyển. Cùng lúc, chúng khiến phố đe dọa một cơn mưa, trời tối sầm hơn. Tôi ở đó quan sát bầu trời thêm một lúc.

Năm giờ tiếng những chuyến xe đò rầm rập. Chúng đến từ sân vận động ở ngoại ô của chúng tôi nơi đang có một trận bóng đá. Thậm chí ngoài sân cũng đông đặc và người đứng cả trên lối đi. Sau đó một chiếc xe đò khác chở đội bóng. Tôi biết họ là những cầu thủ vì chiếc va-li bé nhỏ mỗi người cầm theo. Họ đang ca to bài hát của đội, “Giữ cho bóng lăn tròn, hỡi những chàng trai”. Một trong họ nhìn tôi và hét lên, “Chúng tôi đã hạ được họ!”. Tôi vẫy tay và gọi với, “Tốt lắm!”. Rồi thỉnh thoảng có những dòng xe cá nhân.

Bầu trời thay đổi lần nữa; một dòng đỏ ối vụt qua trên mái nhà. Bóng tối trùm xuống, phố thêm đông. Mọi người đang đi bộ trở lại, và tôi nhận ra người đàn ông nhỏ bé nhanh nhẹn cùng cô vợ béo giữa những đám hành khách đi qua. Lũ trẻ rên rỉ và lê yếu ớt sau cha mẹ chúng. Vài phút sau phòng chiếu phim địa phương người xem đổ ra. Tôi thấy nhóm bạn trẻ xếp thành hàng dài và cử chỉ mạnh mẽ hơn mọi lần; không nghi ngờ những gì họ vừa xem là một trong những đa dạng phương Tây–hoang dã. Những đám người này đã đến các phòng chiếu thuộc trung tâm thị trấn họ ra muộn hơn, trông điềm đạm hơn, mặc dầu một vài người vẫn đang cười to. Tổng thể, tuy vậy, họ dường như lừ đủ và kiệt sức. Một số trong họ vẫn còn lảng vảng trên phố dưới cửa sổ nhà tôi. Một nhóm các cô gái đi qua, dạo bước tay trong tay. Những gã trai trẻ dưới cửa sổ tôi đi ngược chiều quét qua họ, hét tướng, khiến cho các cô gái quay đầu và khúc khích. Tôi nhận ra trong số họ là các cô gái ở thị trấn của tôi, và hai hay ba trong số họ, tôi biết, nhìn lên và vẫy tôi.

Ngay khi đó phố lên đèn, cùng lúc, ánh sáng khiến cho những ngôi sao trên bầu trời khi đó đang bắt đầu nhấp nhánh đã lu mờ dần trên trời đêm. Tôi cảm thấy mắt mình trĩu xuống, vì những ngọn đèn và tất cả những chuyển động mà tôi đang theo dõi trên phố. Có một quầng sáng dưới những đèn chụp, và sau đó một chiếc xe đò vụt qua, chiếu đèn vào mái tóc một cô gái, hay một nụ cười, hoặc ánh lên một vòng bạc.

Tắp lự, khi những chiếc xe đò trở nên ít dần và bầu trời phủ màu đen mượt như nhung trên những lùm cây và ngọn đèn, phố xá tăng dần vắng vẻ, hầu như không cảm nhận thấy, cho tới lúc không ai nhìn thấy một con mèo, đầu đêm, phố vắng hoe, không vội vã, đan xen.

Tôi ngắc tới mức tốt hơn là tôi nên tìm bữa tối. Tôi đã ngồi dựa lưng thật lâu vào chiếc ghế tựa, nhìn xuống, khiến cổ đau lúc tôi đứng thẳng người dậy. Tôi xuống nhà, mua vài ổ bánh mì và mì ống, tự nấu ăn, và đứng ăn tối. Tôi có ý định hút thêm điếu thuốc khác ở cửa sổ, nhưng đêm đã trở nên lạnh ngắt hơn và tôi quyết định thôi. Khi tôi trở lại, sau khi đóng cửa sổ, tôi liếc vào gương và nhìn thấy nhìn ảnh trong đó phản chiếu một góc bàn của tôi với chiếc đèn ngủ tinh thần và một ít vụn bánh mì cạnh đó. Điều này xảy đến với tôi dẫu là tôi đã trải qua một Chủ nhật khác, Mẹ giờ đã được chôn cất, và ngày mai tôi sẽ trở lại làm việc như thường lệ. Thực sự là, không có một sự thay đổi nào trong cuộc đời tôi.

(Hết chương II phần I)

(*) Albert Camus (1913–1960) là một nhà báo, một biên tập viên, một bình luận viên, một nhà viết kịch và một đạo diễn, tiểu thuyết gia và tác giả của nhiều truyện ngắn, nhà phân tích chính trị và nhà hoạt động – và gây trah cãi, mặc dầu ông phủ nhận nó, ông là môt nhà triết học. (Trích từ Từ điển triết học của Stanford). Chỉ là một buổi chiều, mà Albert Camus tả rất chi tiết. Từng đám đông, từng sự vắng vẻ. Ông nhìn thấy từng tiếng cười, tiếng động, âm thanh. Ông rõ cả ngoại hình, vẻ mặt. Ông thâu tóm nó chỉ trong một buổi chiều. Cứ đọc đi, rồi sẽ thấy. Người chuyển ngữ gần như nín thở lúc đọc một đoạn ông viết ra. Không hiểu sao, nhưng hàm nghĩa thật rộng trong mỗi câu từ ông biểu đạt.