Người lạ (tiếp theo 8)

images

Albert Camus. Minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

NGƯỜI LẠ

Albert Camus

Dựa theo bản dịch tiếng Anh từ tiếng Pháp của Stuart Gilbert

N.H.T chuyển ngữ (*)

(Tiếp theo)

Sau đó anh ta giữ im lặng. Nhìn ra sau, tôi thấy Pérez tập tễnh phía sau chừng 5 mét. Ông đang quay quay chiếc mũ nỉ to đùng của ông bằng cả chiều dài của cánh tay, cố gắng làm thật tít. Tôi cũng nhìn quản lí. Ông đang bước với từng nhịp bước đo đạc cẩn thận, tối thiểu hóa mọi cử chỉ. Từng giọt mồ hôi lấm tấm trên trán ông ta, nhưng ông ta đã không lau chúng đi.

Tôi có một ấn tượng về tiến trình nhỏ của chúng tôi đang di chuyển nhanh hơn một chút. Bất cứ nơi đâu tôi đã nhìn thấy cảnh đồng quê tràn ngập nắng như nhau, và bầu trời chói tới mức tôi không dám nhướng mắt mình lên. Hiện tại chúng tôi mắc ở một đoạn đường rải nhựa mới tinh. Một luồng nóng phủ lên đoạn đường và hai bàn chân của một người dính nhớp theo từng bước chân, để lại những làn khói đen sáng. Đằng trước, chiếc mũ đen bóng loáng của người đánh xe giống hệt một cục u lồi trên một chất liệu dính tương tự, gắn chặt với xe tang. Điều này đem đến một ấn tượng giống như giấc mơ, lạ kì, chói trắng-xanh trước trán và tất cả được một mảng đen bao bọc bên ngoài: Đen bóng của xe tang, đen ảm đạm của quần áo những người đàn ông, và khói đen-ánh bạc trên đường. Rồi sau đó có mùi, mùi của da động vật nóng và phân ngựa từ xe tang, quẩn tròn với khói hương. Bởi những thứ này và tình trạng ngủ đêm ít ỏi, tôi thấy mắt mình và những ý nghĩ trở nên lơ mơ tăng dần.

Tôi nhìn lại phía sau. Pérez dường như đã cách rất xa lúc này, hầu như đã bị lẩn trong ánh nắng nóng; rồi, đột ngột, ông biến mất cùng nó. Sau khi cố gắng hiểu được tình hình một chút, tôi đoán ông ấy đã đi đường tắt phía cánh đồng. Và tôi nhận ra có một khúc quanh rẽ vào con đường nhỏ trước mặt. Hiển nhiên Pérez, ông biết tường tận nơi này, đã đi đường tắt, để có thể theo kịp chúng tôi. Ông ấy nhanh chóng hòa vào đoàn chúng tôi ngay sau khi chúng tôi rẽ tới lối quanh; rồi bắt đầu tụt lại phía sau lần nữa. Ông đi đường tắt khác và gặp lại chúng tôi phía xa hơn; trong thực tế, điều này xảy ra vài lần trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Nhưng tôi nhanh chóng bỏ quan tâm tới những chuyển động của ông; thái dương của tôi đang giật giật và tôi khó khăn để có thể kéo được bản thân mình cùng đi.

Kì đầu

Kì 2

Kì 3

Kì 4

Kì 5

Kì 6

Kì 7

Sau đó mọi thứ đến thật vội vã; và cũng với sự chính xác như vậy và vấn đề-của-thực tế khiến tôi khó có thể nhớ mọi chi tiết. Trừ việc khi chúng tôi đang ở phía rìa làng cô y tá nói điều gì đó với tôi. Giọng cô ấy làm tôi ngạc nhiên; nó không hợp với gương mặt cô ấy tí nào; có chút gì bẽn lẽn và có nhịp điệu. Nhưng gì cô ấy đã nói là: “Nếu anh đi qua chậm chạp như thế tạo nguy hiểm của cơn đột quị tim đấy. Nhưng nếu anh đi quá nhanh, anh đổ mồ hôi, và khí lạnh trong nhà thờ sẽ khiến anh rùng mình”. Tôi nhìn theo tay cô chỉ; cách này hay cách khác mọi thứ đều xảy ra.

Một số kí ức khác của đám tang vẫn còn nguyên trong tâm trí tôi. Gương mặt của cậu bé già, chẳng hạn, khi ông ấy bắt kịp chúng tôi chặng cuối, ngay phía ngoài làng. Mắt của ông đang ngập tràn nước mắt, của sự mệt mỏi hay nỗi buồn, hoặc cả hai kết hợp. Nhưng bởi vì những nếp nhăn nước mắt chẳng thể nào chảy xuống. Chúng tràn ra, vắt chéo, và định hình cho mất mát mượt mà trên gương mặt già nua, nhàu nhĩ.

Và tôi có thể nhớ dáng hình của nhà thờ, những người dân làng trên phố, những cây phong lữ đỏ trên các bia mộ, Pérez ngất thật vừa vặn – ông co dúm lại giống như một con búp bê làm bằng bao tải – trái đất màu đỏ sậm rơi độp xuống linh cữu Mẹ, một chút rễ trắng trộn lẫn vào nó; sau đó có thêm người, giọng nói, chờ phía ngoài một quán cà phê để đón xe buýt, tiếng rú của động cơ, và chút rùng mình vui sướng của tôi khi chúng tôi lần đầu tiên thắp sáng phố phường của Algiers, và tôi ướm mình thẳng thớm trên giường và ngủ mười hai tiếng đồng hồ một mạch.

Hết chương 1

(Còn nữa)

(*) Giải Nobel văn chương năm 1957 thuộc về Albert Camus “vì tác phẩm văn học quan trọng của ông, gồm tính đúng đắn nhìn-thấu, minh họa cho những vấn đề tỉnh thức của con người trong thời đại của chúng ta”. —> Đây là những chú giải ngắn gọn của trang Nobel Prize.org về tác gia đoạt giải – ông Albert Camus năm đó. Vậy là đủ cho những gì mà chúng ta đang được đọc về ông. (Vừa chuyển ngữ, vừa thẩm thấu, vừa kính phục). Trong đoạn này có nhiều, câu và từ khá gợn. Nhưng mạch truyện thì vẫn là mạch truyện của tác giả mà thôi. Ai đó đã đọc tác phẩm này bằng nguyên bản tiêng Pháp hoặc qua bản dịch tiếng Anh xin giải thích, và chú giải giùm. Xin đa tạ (suông). 😀