Diễn

Nisgaa_mask_Louvre_MH_81-22-1Mình đang tiếc hùi hụi vì không đủ kinh phí, không đủ can đảm để bay thẳng vào TPHCM và chiếm lấy một vé “Thiên Thiên” của đạo diễn Việt Linh và Phạm Hoàng Nam. Ba ngày cho một vở kịch mà khen chê lẫn lộn. Với một người làm điện ảnh tự dưng nhảy sang sân khấu kịch, chẳng phải chuyện đùa, bà hẳn sẽ khuấy một cái mới.

Vé gần triệu cả một ghế. Với dân Xì – goòng, chuyện thường. Với dân Hà Nội cũng chẳng phải là cao, nhưng vé xem kịch + kèm theo vé máy bay thì quả là cũng phải suy nghĩ.  Thôi đành xem kịch qua đọc báo, qua kể lại. Diễn thường phải xem kết hợp nghe thì mới cảm thấy đã, thấy đáng yêu. Ồ, nhưng mà cứ xem lại bằng cách đọc cũng chẳng sao!

Thiên Thiên là ai mà dám chữa trị cho từng con người? Không phải là nhà ngoại cảm, hay một vị thánh. Cô chỉ có một nỗi đau, một bí mật quá sức chịu đựng, khiến cô từng tìm đến cái chết. Nhưng cô còn biết lắng nghe- thứ xa xỉ đã mất từ lâu trong cuộc sống thường nhật kéo người ta xoay vòng trong một guồng quay vô cảm: Làm ra bao nhiêu tiền cũng không thỏa, bao nhiêu tình cũng không che giấu nỗi bất lực trong tình yêu, bao nhiêu quyền có trong tay cũng không đủ khiến họ thoát khỏi nỗi tự ti mặc cảm và một lương tâm vấy bẩn. (Theo Lao động)

Kịch mà khiến người ta tự vấn thì nhiều rồi. Hỉ nổ ái ố đủ cả. Nhưng với một đoạn thoại thôi mà đã nói hết được mọi cung bậc của cảm xúc, cái chân thiện lộ rõ ra thì dường như sau Lưu Quang Vũ giờ mới có Việt Linh. Đọc xong lại càng tiếc tiềng tiêng.

Lời thoại sâu sắc và nhiều ý nghĩa là điểm sáng tuyệt đối của Thiên Thiên, từng câu từng chữ đều mang một sức nặng riêng. Như “những nỗi bất hạnh lớn luôn cần có nhân chứng”, “chỉ có trí thức mới đột nhiên á khẩu” hay “khinh bỉ cái xấu là quyền còn lại duy nhất của những ai bị lừa dối” đã khiến nhiều người giật mình rồi đồng cảm. (Theo Tuổi trẻ)

Ngày trẻ, mình đi xem kịch mà nước mắt ròng ròng đồng cảm với từng nhân vật. Ngày xưa thoại cũng vừa phải, tuyên truyền kiểu  thúc thẳng vào đầu người dân phải nhớ là chính, nhưng vẫn đủ để xúc động. Không thấy các báo chí mô tả cảm xúc (nước mắt rơi) hay hành động (nghệt mặt, lặng người) chẳng hạn. Nhưng khán giả xem còn nán lại để “bàn tròn” khá lâu, chứng tỏ sức nặng của vở kịch. Lại tiếc.

Tiếc thì ba đêm diễn từ 14 đến 16/2 đã xong rồi. Chờ để xem Việt Linh – Phạm Hoàng Nam cùng ê kíp kịch có đem ra Hà Nội diễn nữa hay thôi?!

Xem kịch, xem người ta diễn bi – diễn kịch để thấy mình như soi gương, nhưng đọc vị được chính bản thân mình và nhiều người khác. Xem kịch như vậy thú vị thay. Nhưng có điều, hàng ngày mình thường được xem nhiều đoạn kịch (không hoàn hảo) đôi khi hoàn hảo, biết rõ là giả, biết rõ là làm trò, nhưng sao mình không dám khóc, ko dám bảy tỏ cảm xúc bực tức và không dám lật tẩy… trò. Là sao!!!!

Thôi thì cứ ước xem kịch xịn trong khi vẫn phải ép xem kịch diễn hàng ngày.

😦

3 bình luận về “Diễn

  1. Pingback: Mơ nước mắt | hieuthao-journalism-online-course

  2. Pingback: Diễn Tuồng | hieuthao-journalism-online-course

  3. Pingback: Ẩn trong – hieuthao-journalism-online-course

Bình luận về bài viết này